15 tháng 5, 2015

Tìm Hiểu Phong Trào Du Ca

Định Nghĩa:

Phong Trào Du Ca Việt Nam là một đoàn thể hoạt động về văn nghệ phục vụ cộng đồng (kết hợp thanh niên thiếu niên bằng văn nghệ cộng đồng và phục vụ xã hội bằng văn nghệ cộng đồng). Văn nghệ cộng đồng là hình thức văn nghệ trong đó cả người nghe lẫn người hát đều cộng tác với nhau. Loại văn nghệ này có mục đích tác động tinh thầncảm hóa người nghe hơn là ru ngủ, để tất cả cùng ý thức và phục vụ cho cộng đồng, xứ sở.
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang hát với các bạn học sinh trường Kiểu Mẫu Thủ Đức.
Nguồn Gốc:

Phong Trào Du Ca Việt Nam được thành lập năm 1966 tại Việt Nam cùng lúc với Phong Trào làm công tác xã hội của Thanh Niên, Sinh Viên, Học Sinh. Hai sáng lập viên của phong trào là anh Nguyễn Đức Quang và anh Đinh Gia Lập. Phong Trào đã được Bộ Giáo Dục và Thanh Niên Việt Nam Cộng Hòa chính thức công nhận và cho phép hoạt động trên toàn quốc, kể từ ngày 24-01-1969.

Mục Đích:

- Gây tinh thần cộng đồng bằng tính chất hòa hợp của văn nghệ để giúp thanh niên hăng hái dấn thân vào công cuộc phục vụ xã hội.
- Huấn luyện và phát triển khả năng lãnh đạo của thanh niên bằng sinh hoạt tập thể.

Hoạt Động:
Đoàn du ca An Giang tổ chức trại huấn luyện.
Phong Trào Du Ca hướng dẫn và huấn luyện thanh niên qua những sinh hoạt sau:
  • Hàng đội tự trị: Để phát triển khả năng lãnh đạo và tinh thần phát triển của thanh niên.
  • Trại: Để phát triển óc tháo vát, tính tự lập, tình đồng đội, tinh thần kỷ luật, đời sống tình cảmtính khí cá nhân.
  • Công tác xã hội: Để gây tinh thần phục vụ cộng đồng và tình nhân ái.
  • Sinh hoạt văn nghệ cộng đồng: Để phát triển khả năng chuyên môn, giáo dục quần chúnggây tinh thần dân tộc (hát dân ca).

Phương Pháp Huấn Luyện:
Một toán du ca đi trại bay.
Phong Trào Du Ca Việt Nam huấn luyện đoàn viên bằng:
  • Hành động (trại công tác...)
  • Tập thể (họp toán, chỉ huy, phân nhiệm...)
  • Xã hội (công tác xã hội, văn nghệ, giáo dục...)
  • Nghị luận (hội thảo, thuyết trình, diễn thuyết trước công chúng...)
Lửa trại trong một trại huấn luyện.
Đoàn viên Du Ca khi gia nhập sẽ được vào mỗi toán, làm quen với hàng đội tự trị, đuợc huấn luyện về các sinh hoạt thanh niên và văn nghệ, tham gia các trại công tác phục vụ, sống trong kỷ luật tập thể nhận lãnh trách nhiệm và chu toàn. Sau một thời giam huấn luyện và sinh hoạt, đoàn viên được sát hạch về khả năng và tinh thần để mang cấp hiệu và tiếp tục huấn luyện ở trình độ cao hơn, đóng vai trò chỉ huy một toán, một liên toán, hoặc tổ chức một trại hay công tác. Đoàn viên nếu tiếp tục sinh hoạt sẽ trở thành một thanh niên có khả năng lãnh đạo và kinh nghiệm chuyên môn để phục vụ xứ sở.

Tổ Chức:

Phong Trào Du Ca Việt Nam được tổ chức chặt chẽ từ đơn vị căn bản là toán, nhiều toán hợp thành liên toán hoặc đoàn.

Tại Trung Ương có Ban Chấp Hành Trung Ương điều hành tổng quát và Xưởng Du Ca nghiên cứu, huấn luyện tổ chức phát triển và cung cấp tài liệu huấn luyện cho mỗi nơi.

(Tài liệu khóa huấn luyện Thanh Ca Tác Động do Xưởng Du Ca thực hiện)